Khi muốn giảm cân, đây là những phương pháp đầu tiên người ta nghĩ đến, nhưng bên cạnh công dụng giảm cân thì nó cũng đi kèm với nhiều tác hại khác. Hãy điểm qua lợi và hại của những phương pháp ăn kiêng phổ biến bạn nhé.
- Bí quyết giúp chàng trai trẻ giảm 13kg sau 4 tháng
- Phụ nữ sau sinh có dùng biện pháp xông hơi để giảm cân
- Cách hay giúp giấc ngủ của bạn thon gọn hơn
Thiếu đường cũng gây hại đến sức khỏe.
Từ chối đường
Việc ăn ít đường hơn sẽ giúp bạn tránh khỏi rất nhiều căn bệnh khác nhau như tiểu đường hay béo phì, song thực tế con người luôn cần đường. Thế nên nếu bạn kiêng khem đường một cách quá ngặt nghèo thì cơ thể cũng dễ bị suy kiệt và thiếu chất. Bên cạnh đó đường có thể giúp bạn giảm cảm giác đói và không ăn quá nhiều, thế nên bạn chỉ nên kiểm soát lượng đường mỗi ngày chứ không nên từ bỏ hẳn nhé.
Bạn có nghĩ nhịn ăn là tốt cho sức khỏe?
Nhịn ăn
Cách này càng phổ biến hơn nữa. Hầu như ai muốn giảm cân đều nghĩ đến việc nhịn ăn trước tiên, thế nhưng liệu cơ thể bạn có thể nhịn ăn trong bao lâu?
Nếu bạn cố nhịn ăn để giảm cân, khi tiếp tục ăn đường bạn sẽ có tâm lý ăn nhiều hơn. Và một chế độ ăn như vậy có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày, viêm đại tráng, thiếu máu, giảm trí nhớ, loãng xương và thậm chí là rụng tóc nữa....
Vậy nên bạn nên nắm vững nguyên tắc về các bữa ăn trong ngày, hiểu rõ bữa nào nên ăn và bữa nào có thể giảm nhẹ để có thể giảm cân tốt hơn.
Đoạn tuyệt với chất béo cũng chưa hẳn đã hợp lý.
Bỏ chất béo
Các loại dầu mỡ khi ăn quá nhiều và trong thời gian dài thì có thể tăng cân, thế nhưng nếu bỏ hẳn cũng không tốt cho sức khỏe. Vì có rất nhiều chất béo không bão hòa chứa lượng lớn calo tốt cho sức khỏe mà không làm bạn tăng cân. Chúng chứa hàm lượng thấp cholesterol và khiến tim trở nên khỏe mạnh.
Vậy nên khi ăn kiêng, bạn vẫn cần đảm bảo một lượng chất béo tối thiểu cho một ngày là 10g dầu thực vật, 5-10g mỡ, bởi chất béo là dung môi hoà tan của các sinh tố A, B, D, K... giúp bạn duy trì thể trạng một cách tốt nhất.