Tình trạng thừa cân ở trẻ hiện nay khá cao do chính thói quen ăn uống hằng ngày và thụ động trong lối sinh hoạt. Chính vì thế, thừa cân béo phì ở trẻ trở thành vấn đề được nhiều phụ huynh rất quan tâm. Dưới đây chúng tôi chia sẻ 3 phương pháp giúp trẻ giảm cân hiệu quả bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn khoa học:
- Những thói quen xấu có thể khiến teen mập bụng béo phì
- Giảm cân giải cảm với hỗn hợp mật ong pha muối
- Giảm cân đơn giản mà hiệu quả chỉ với vài mẹo nhỏ
1.Để hạn chế cảm giác thèm ăn chúng ta trước hết cần phải dùng lý trí để bắt bản thân phải tuân thủ chế độ ăn hợp lý. Muốn vậy cần phải hiểu rõ tác hại của thừa cân béo phì, cái lợi của việc giảm cân cho sức khoẻ, cho hình thể đẹp, và chúng ta phải biết cách tự lựa chọn các thực phẩm thích hợp. Yếu tố quyết định thành công của hành vi trị liệu chính là tự giám sát: lúc trẻ nhỏ chưa có ý thức thì gia đình phải giám sát, khi trẻ có nhận thức phải huấn luyện cho trẻ tự giám sát.
Để tránh những yếu tố nhiễu gây căng thẳng cho sự đấu tranh tư tưởng về ăn uống cần tránh xem những chương trình, sách báo giới thiệu các món ăn giàu năng lượng và giàu chất béo, tránh đến những bữa ăn buffet.
2.Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, pho mát mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo, đá các loại gia cầm nhiều mỡ... Trẻ thừa cân béo ,phì đã bắt đầu có nguy cơ rối loạn mỡ máu, vì vậy cũng cần tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol như các phủ tạng: não, tim, thận, lòng lợn, trứng... Hạn chế các món ăn có đưa thêm chất béo: bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, ...
3.Cần ăn đủ 3 bữa/ngày: nên sắp xếp các bữa như sau: sáng ăn bình thường khi trẻ đi học để đảm bảo khá năng tiếp thu bài, trưa: ăn giảm, tối: nếu có thể nên ăn giảm nhiều. Không nên ăn vặt nhiều vì sẽ càng làm lên cân. Không nên bỏ bữa nhất là bữa sáng, vì sẽ làm cơ thể mệt mỏi và đến bữa sau sẽ ăn nhiều hơn bình thường gây tăng dư thừa năng lượng và tăng tích mỡ.
Cần cho trẻ ăn đủ chất đạm (như thịt ít mỡ, tôm cua cá ít béo, giò nạc, sữa đậu nành, đậu đỗ) để đảm bảo cho trẻ phát triển; vẫn cần có dầu mỡ và chất bột đường nhưng với lượng ít hơn; tăng cường rau xanh và hoa quả ít ngọt.
Về thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng: Tăng cường rau và quả chín ít ngọt: 500 g/ngày. Nên ăn rau ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, trộn xalat.
Hãy tạo cho trẻ môi trường hoạt động giúp trẻ năng động và giảm cân an toàn
Về đồ uống: cần lưu ý uống nhiều nước, tùy lứa tuổi, trẻ tuổi học đường nên uống trung bình 1,5-2 lit/ngày (nếu có thói quen uống sữa vẫn nên duy trì vì là nguồn cung cấp canxi tốt cho xương và một số vitamin cần thiết khác: nên uống khoảng 200 – 400 ml sữa gầy hớt kem, không đường).
Ngoài ra, cần bổ sung viên đa vitamin, khoáng và vi khoáng tổng hợp trong những trường hợp áp dụng khẩu phần dưới 1200 kcal vì khẩu phần này thường thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như: can xi, sắt, vtamin E...
Lưu ý:
-Trẻ cần được ăn nhạt: hạn chế muối < 6 g/ngày; hạn chế các món xào rán, các sản phẩm ăn liền giàu chất béo, nên ăn đồ hấp, luộc, canh, kho nhạt.
-Không nên ăn đêm, ăn tối muộn sau 20 giờ.
-Rất hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, nước có ga ngọt vì không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có năng lượng “rỗng” làm béo phì nặng thêm. Không cho trẻ uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích….