- Giảm cân thành công đơn giản mà hiệu quả chỉ với vài mẹo nhỏ
- Cho bữa ăn giảm cân hiệu quả mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng bằng cách nào?
- Giảm cân nhẹ nhàng mà cực chóng vánh sau 1 tháng
Ăn không đúng bữa
Nhiều trẻ tuổi teen sợ mập thường nhịn ăn để giảm cân. Tuy nhiên, quan niệm bỏ bữa để giảm cân là một việc hoàn toàn sai lầm, việc bỏ bữa sẽ gây rối loạn về tiêu hóa, khiến thức ăn khó tiêu, từ đó gây nên tình trạng béo bụng. Do đó, trẻ nên ăn đúng bữa, mỗi bữa cách nhau từ 3-4 giờ, trong khi ăn nên nhai thức ăn thật kỹ, để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Ăn no rồi ngủ liền
Thói quen ăn no rồi đi ngủ không chỉ khiến tích tụ mỡ bụng mà còn khiến cơ thể dễ bị hiện tượng trào ngược axit, khó tiêu. Để tránh gây hại cho sức khỏe và nguy cơ tăng cân, tốt nhất bạn chỉ nên ăn nhẹ vào bữa tối với ít trái cây. Nếu ăn các thực phẩm khác thì nên ăn sớm hơn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Ăn nhiều đồ ăn nhanh
Các loại đồ ăn nhanh thường có nhiều calo và chất béo nên sẽ khiến lượng mỡ dư thừa sẽ tích trữ ở vòng bụng. Khi trẻ đang trong quá trình giảm cân thì nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh.
Ăn không đủ chất đạm
Theo một số nghiên cứu cho biết, trong chất đạm có hàm lượng protein cao, nếu không ăn đủ chất đạm trẻ có thể bị tăng cân. Bởi vì lượng protein nạp vào, có thể làm cân bằng lượng đường máu đồng thời giảm mức insulin để thúc đẩy tốc độ trao đổi chất nhanh hơn. Vi vậy. nên bổ sung các loại thực phẩm như: trứng, cá hồi, thịt gà, phô mai… vào thực đơn giảm cân của trẻ.
Thiếu ngủ
Theo một số nghiên cứu cho biết, khi ngủ không đủ giấc, lượng hoóc môn gây căng thẳng tăng lên và khiến trẻ thèm những loại thức ăn có vị ngọt. Gây cảm giác đói bụng, khi đói sẽ ăn nhiều hơn, ăn xong lại tiếp tục lên giường để nằm ngủ chính là nguyên nhân khiến vòng 2 của trẻ bị tăng lên nhanh chóng.