Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng tăng cân, tích tụ mỡ thừa, kèm theo rạn da, chảy xệ bụng. Bụng mỡ dày hoặc chảy xệ sau sinh là do phần mỡ thừa lâu ngày không vận động, mỡ bụng làm cho rất nhiều chị em tự ti và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Những câu hỏi các mẹ thường thắc mắc khi muốn giảm cân
- Cần thay đổi thói quen ăn tối để tránh tình trạng tăng cân
- Bạn đã ăn trái cây đúng cách để giảm cân chưa?
Phụ nữ đều có chung ám ảnh về cân nặng và dễ dàng mắc phải sự ràng ép bản thân mình phải giảm cân, lại dáng ngay lập tức bằng mọi giá. Nhiều loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, không được kiểm định có chứa các chất gây ung thư, rối loạn thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, chất gây nghiện... gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng.
Phụ nữ ngày nay dễ dàng gặp phải tình trạng cơ thể mập mạp do tích tụ mỡ và sau khi sinh con lại còn thêm rạn da và chảy xệ bụng. Phương pháp giảm mỡ cần tiết kiệm sức lực, không tác động tiêu cực đến sức khỏe, thể trạng. Giảm cân bằng vận động quá sức sẽ dễ gây bệnh về xương khớp, một vài cách giảm cân không an toàn gây đau đớn cho cơ thể, giảm cân nhanh gây biến chứng về sau.
Những lưu ý trong quá trình giảm mỡ cho phụ nữ - Nếu các bạn áp dụng sai phương cách là bước lùi trầm trọng trong hành trình làm đẹp và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.
Chọn các bài tập ngắn
Gập bụng là một lựa chọn hoàn hảo cho quá trình giảm béo bụng của bạn, tuy nhiên bạn thường có quan điểm càng gập bụng càng nhiều càng tốt, tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm vì khi tập nhiều bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, dẫn đến ăn nhiều hơn và kế hoạch giảm béo bụng thất bại. Vì vậy, để giảm béo bụng hiệu quả thay vì gập bụng 1 lúc 1000 cái thì bạn nên chia ra, tập những bài tập ngắn hơn với nhiều môn thể thao khác nhau như nhảy dây, lắc vòng, đi bộ,…
Thở chậm
Đây là một phương pháp rất đơn giản mà bạn có thể sử dụng ngay cả khi bạn đang làm việc khác. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy bạn đang cảm thấy căng thẳng hãy xem lại cách bạn đang thở. Hầu hết mọi người bị căng thẳng đều hít thở rất nhanh. Khi thở chậm bạn có thể thư giãn cùng hơi thở và tránh được việc tăng nồng độ cortisol.