- Chọn thực phẩm vào mùa lạnh hỗ trợ giảm cân
- Rau và trái cây có công dụng hữu ích với quá trình tiêu hủy mỡ thừa
- Bật mí cách diệt mỡ bụng dễ dàng bạn nên thử
Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, pho mát mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo, đá các loại gia cầm nhiều mỡ... Trẻ thừa cân béo phì đã bắt đầu có nguy cơ rối loạn mỡ máu, vì vậy cũng cần tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol như các phủ tạng: não, tìm, gần, thận, lòng lợn, trứng...
Cần ăn đủ 3 bữa/ngày: nên sắp xếp các bữa như sau: sáng ăn bình thường khi trẻ đi học để đảm bảo khá năng tiếp thu bài, trưa: ăn giảm, tối: nếu có thể nên ăn giảm nhiều.
Không nên ăn vặt nhiều vì sẽ càng làm lên cân. Không nên bỏ bữa nhất là bữa sáng, vì sẽ làm cơ thể mệt mỏi và đến bữa sau sẽ ăn nhiều hơn bình thường gây tăng dư thừa năng lượng và tăng tích mỡ. Cần cho trẻ ăn đủ chất đạm để đảm bảo cho trẻ phát triển, vẫn cần có dầu mỡ và chất bột đường nhưng với lượng ít hơn; tăng cường rau xanh và hoa quả ít ngọt.
Để hạn chế năng lượng khẩu phần, có thể thay thế một phần chất béo trong chế độ ăn bằng chất đạm sẽ vẫn có hiệu quả giảm cân. Về thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng: Tăng cường rau và quả chín ít ngọt: 500 g/ngày. Nên ăn rau ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, trộn salad.
Ngoài ra cần bổ sung viên đa vitamin, khoáng và vi khoáng tổng hợp trong những trường hợp áp dụng khẩu phần dưới 1200 kcal vì khẩu phần này thường thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như: can xi, sắt, vtamin E...
Rất hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, nước có ga ngọt vì không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có năng lượng “rỗng” làm béo phì nặng thêm. Không cho trẻ uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích….
Tham khảo thêm thực đơn giảm cân an toàn tại đây.
Vận động và lối sống lành mạnh là cách giúp bạn giảm cân an toàn
Bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc sách báo, xem tivi... vì dễ mất kiểm soát thành ăn quá nhiều. Nên ngừng ăn ngay khi không đói. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ hạn chế được lượng ăn vào.