Marilyn Arsenault – nữ VĐV chạy bộ chuyên nghiệp từ Canada chia sẻ: “Cơ chế sinh học ổn định và hiệu quả thể hiện qua toàn bộ chu kỳ vận động của cơ thể”. Thay vì cắm cúi chạy bộ giảm cân cho bằng chị bằng em, thử chạy chậm lại để lắng nghe bước chân của bạn chạm xuống mặt đường. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra Những sai lầm thường mắc phải trong quá trình chạy bộ giảm cân:
- Cách giảm cân an toàn trong vòng 1 tháng các bạn cần tham khảo
- Tư vấn 4 thức uống giải nhiệt ngày hè và giúp ích cho quá trình đào thải mỡ thừa
- Cảnh báo cho những ai đang lạm dụng phương pháp giảm cân bằng cách detox
-Đầu: Giữ thẳng cùng lúc mắt nhìn thẳng. Bạn không cần nhìn xuống đất để nhìn thấy đường đi cũng như không cần ngửa lên trời để thở như… cá ngáp, hãy giữ đầu thẳng tự tin và thả lỏng.
-Tay: Hơi nắm nhẹ nhưng không quá chặt để máu không dồn quá nhiều xuống đầu ngón tay, giúp tập trung bơm máu đến những bộ phận quan trọng khác trong cơ thể.
-Đầu gối: Trừ khi bạn phải leo dốc, đầu gối chỉ nên hướng về trước chứ không nên đánh quá cao. Không những khiến bạn có một dáng chạy bộ giảm cân hài hước, đầu gối cao còn khiến bạn mau mệt và khó hoàn thành hết mục tiêu.
-Lưng: Giữ lưng thẳng một đường trong khi thả lỏng cơ thân trên. Tư thế thẳng người sẽ giúp bạn tránh những cơn chuột rút bất thình lình hay đau thắt lưng dưới khi chạy trong thời gian dài.
- Giữ góc cùi chỏ vuông góc 90 độ và cố gắng không thay đổi tư thế này khi đánh tay ra phía sau để tránh tiêu hao năng lượng.
- Thả lỏng vai nhưng không quá xuội thấp hoặc quá cao, cũng như giữ nhịp đánh tay ổn định theo sải chân.
- Bạn có thể thử tập cách chạy với 2 bàn tay đan nhau để trên đầu. Động tác này giúp giữ cho cơ thể ổn định và vững chãi trong khi hông và vai ở trạng thái cân bằng.
Nhịp chân chậm
Tốc độ chạy là kết quả của chiều dài sải chân nhân với tần suất sải. Lỗi thường gặp ở rất nhiều người mới bắt đầu là sẽ cố gắng tăng chiều dài sải, từ đó khiến nhịp chạy chậm dần, thậm chí thấp hơn mức chuẩn tối ưu là 180 nhịp/phút.
Cách dễ nhất để đếm tần suất sải chân là đếm nhịp chạy của bạn trong 15 giây và nhân với 4. Nếu bạn thấy mình ở 40 nhịp trong 15 giây, tương đương 160 nhịp/phút, hãy cố gắng đẩy mình lên 180 nhịp/phút bằng cách tập trung tốc độ hoặc giảm bớt độ dài sải chân.
Thay vì cắm cúi chạy bộ giảm cân cho bằng chị bằng em, thử chạy chậm lại để lắng nghe bước chân của bạn chạm xuống mặt đường. Thời gian chân bạn chạm đất càng nhiều, năng lượng bạn bỏ ra để đẩy bạn lên trước càng tăng. Tập trung vào việc tăng nhịp chạy cũng là tăng hiệu quả cho công cuộc tập luyện của bạn.
Đáp bằng gót
Cho dù bạn có mang đôi giày thể thao tân tiến nhất được chế tạo riêng cho những vận động viên hàng đầu trong môn chạy bộ đi nữa thì tư thế đáp chân bằng gót vẫn sẽ khiến bạn sớm gặp bác sĩ cơ – xương khớp. Và đáng lo ngại thay khi tư thế đáp này lại đi kèm với lỗi “chậm nhịp” phía trên. Có rất nhiều người không phân biệt được sự khác biệt về thời gian thay đổi tư thế vận động và khoảnh khắc thích hợp khi chân tiếp xúc với mặt đất.
Thân trên căng thẳng
Một trong những kỹ năng khó nhất với người mới chạy và cả chạy chuyên nghiệp là làm sao để chạy nhanh và thoải mái. Nếu bạn có dịp xem qua các đoạn phim quay chậm của những vận động viên thế giới chạy nước rút, bạn sẽ nhận ra cách họ thả lỏng cơ mặt cũng như đầu gối đẩy về phía trước nhẹ nhàng theo chiều chuyển động hông, cùng lúc vai và thân trên không chút gắng gồng.