Mỗi ngày bạn mất đến 8 giờ để làm việc trong văn phòng. Với một số nhân viên ham công tiếc việc, thời lượng gặp đồng nghiệp mỗi ngày còn nhiều hơn gặp gia đình. Thế nên đừng lơ là trong việc giao tiếp mà hãy biến công ty trở thành gia đình thứ hai bạn nhé.
Dưới đây là một số bí quyết để giao tiếp tốt nơi công sở.
Dành quan tâm nhiều hơn cho quan hệ nghề nghiệp:
Công việc bận rộn khiến bạn phải chạy hết tốc lực và nhiều khi quên mất đi việc thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp cũng là điều rất cần thiết. Thực tế thi thoảng dành một ít thời gian để trao đổi với đồng nghiệp ở hành lang cũng không mất quá nhiều thời gian đâu. Và cũng đừng quên chúc mừng hay tham gia những buổi party sinh nhật của đồng nghiệp ở các phòng ban để mọi người ghi nhớ bạn cũng là một phần của tập thể nhé.
Tìm ra điểm chung:
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, người bắt chuyện sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi phát hiện một điểm chung với bạn. Có thể cùng là fans của một ca sỹ nào đó, cùng yêu thích một câu lạc bộ bóng đá, hoặc thậm chí là tín đồ của một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Hãy để đề tài của hai bạn trở nên đa dạng và thoải mái hơn, nhất là những vấn đề ít liên quan đến công việc.
Luôn cố gắng tử tế:
Ngay cả khi nỗ lực bắt chuyện của bạn không được đáp lại, cũng đừng trở nên nản lòng hoặc hằn học. Rất nhiều người không giỏi trong giao tiếp, nhưng nếu trở thành bạn, họ sẽ là những người bạn rất tốt đấy. Thế nên hãy giữ sự tử tế khi có thể, bởi sớm muộn gì họ cũng nhìn ra thành ý của bạn thôi.
Đặt ranh giới giữa công việc và cá nhân:
Tình bạn nơi công sở vốn không đơn giản. Thế nên đối với đồng nghiệp thân thiết, bạn cũng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân. Thậm chí cả với việc tâm sự nơi công sở, bạn cũng nên chọn một người kín đáo và chín chắn. Tóm lại, bạn phải chứng minh được mình là mắt xích của một mối quan hệ, nhưng đồng thời cũng phải phân biệt rõ đâu là công việc, đâu là cuộc sống cá nhân của mình.
Lắng nghe trước khi đánh giá:
Lắng nghe là một nghệ thuật. Ngay cả trong giao tiếp thường ngày, việc chúng ta lắng nghe toàn bộ trước khi đánh giá một sự việc sẽ khiến người nói cảm thấy được tôn trọng hơn. Hơn nữa trước khi kết thúc, đừng vội đánh giá bất cứ sự vật nào bởi có thể bạn vẫn chưa hiểu hết về nó. Thế nên khi giao tiếp với một bạn đồng nghiệp, hãy cho anh ta cảm giác bạn thật sự hứng thú với vấn đề anh ta đề cập, sau đó mới là nhận xét.
Nhưng cũng đừng nên đề cập đến vấn đề một cách mềm mỏng nhé. Tốt hơn hết là bạn hãy nêu những ưu điểm của vấn đề trước, sau đó mới nhắc đến những khuyết điểm mà vấn đề chưa giải quyết được.
Xem thêm:
Những thói quen xấu của nhân viên văn phòng