Rượu bia là loại thức uống thường được các chuyên gia sức khỏe đưa vào danh sách cấm. Tuy nhiên, đó chỉ là những loại rượu mạnh và khuyên bạn không nên dùng thường xuyên bởi chúng sẽ gây hại cho cơ thể và có thể dẫn tới nghiện.
- Bồi bổ sức khoẻ hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm cần thiết
- Bí quyết giúp bạn không lo mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ
- Những cách đơn giản giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon
Và để giúp bạn vừa bảo vệ sức khỏe của mình vừa uống được rượu sau đây là Bí quyết uống rượu đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn:
Tuyệt đối không uống rượu với nước ngọt
Rượu trắng thông thường chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể thì sẽ làm cho cồn nhanh chong lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra đại lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột.
Làm ấm chai rượu trước khi uống
Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy ngâm chai rượu trong nước ấm, dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc
Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng, bia... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
Ăn lòng trắng trứng
Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giúp giảm lượng cồn hấp thu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.
Nghỉ ngơi trước khi uống
Rượu ngấm càng nhanh, càng mạnh hơn nếu bạn kiệt sức. Nếu biết trước lịch tiệc tùng, hãy ngủ càng nhiều càng tốt vào đêm trước. Mệt mỏi sẽ dẫn đến lượng cồn trong máu cao hơn bình thường và chức năng gan suy giảm. Hơn nữa, rượu còn gây ra trầm cảm khi sử dụng lúc mệt mỏi.
Nên uống nhiều nước
Trước khi uống bia/rượu bạn nên uống 1 ly sữa sẽ tốt cho dạ dày
Điều này sẽ giúp phá vỡ cấu trúc cồn mà tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác gây cản trở sản xuất đường và chất điện phân trong cơ thể. Sau khi uống rượu cũng nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà,…). Chúng có thể làm bạn tiêu chảy và ngạt mũi, tăng hiệu ứng say xỉn khi kết hợp với cồn.
Nói nhiều và cười nhiều khi uống
Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu, cách này sẽ giúp bạn lâu say hơn.
Không nên ép cơ thể uống nhiều
Đừng so sánh bản thân với bất cứ ai, nếu uống cả đêm không ngừng, bạn đã đầu độc hệ thống tiêu hóa của mình bằng rượu. Hãy nghe theo tín hiệu của cơ thể, nếu cảm thấy đã đủ, cần ngừng uống ngay.