- Cần chú ý đến thực phẩm giảm cân từ tự nhiên nào
- Phương pháp giảm cân sai gây hậu quả ngược
- Đừng khiến kế hoạch ăn kiêng thất bại vì những lỗi nhỏ
Di truyền
Theo một số nghiên cứu cho biết, trẻ em mắc nguy cơ mắc bệnh béo phì gấp từ 4 – 8 lần so với những đứa trẻ bình thường nếu như bố mẹ mắc bệnh béo phì.
Lười vận động
Thông thường, những đứa trẻ ít vận động suốt ngày ngồi một chỗ xem ti vi, chơi điện tử, ăn, ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Trẻ ăn quá nhiều chất béo, chất bột và đường vượt quá mức cho phép dẫn đến tình trạng dư thừa calo.
Trẻ ngủ ít
Trẻ ngủ ít không chỉ không ảnh hưởng tới sức khỏe mà làm giảm khả năng tiêu mỡ (quá trình tiêu mỡ được chứng mình là diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ).
Sức khỏe
Trẻ mắc bệnh thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, mỡ máu cao, ung thư, xương khớp, dậy thì sớm…
Tâm lý
Trẻ bị béo phì luôn bị bạn bè trêu chọc, khiến trẻ bị tự ti mặc cảm, không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Trẻ thường xuyên bị stress
Những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Sự phát triển chiều cao
Trẻ bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ dậy thì sớm, tuy chiều cao của trẻ bị béo phì trước dậy thì thường cao hơn so với tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu hướng thấp hơn so với tuổi.
Chế độ dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lứt.
Khuyến khích trẻ vận động
Cần khuyến khích trẻ lối sống khoa học tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi như: thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, yoga, đạp xe đạp. Không nên cho trẻ ngồi một chỗ xem tivi quá lâu.
Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên
Việc theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời.