Nhảy việc không phải là mốt, đó chỉ là hành động thiết yếu khi bạn cảm thấy không còn phù hợp với công việc cũ, thì lúc này nhảy sang một công việc mới có vẻ là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Thế nhưng nhảy việc có gì tốt, và bạn đã thật sự sẵn sàng để nhảy việc chưa? Hãy cùng điểm qua những lợi và hại của chuyện nhảy việc để rút kinh nghiệm bạn nhé.
- Khi các nàng công sở diện váy quá ngắn
- Hoảng hốt khi sếp gạ đi đêm
- Cách trị mồ hôi cơ thể cho nàng công sở
Thực tế hiện nay các công ty ngày càng trọng dụng và đánh giá cao sự trung thành của nhân viên, và không mong muốn bỏ phí thời gian để sử dụng nhân lực chạy theo tiền lương. Có rất nhiều công ty yêu cầu nhân viên mới cho biết phương thức liên lạc với công ty cũ hoặc người phụ trách trước kia của họ trong giấy giới thiệu hay hồ sơ xin việc để kiểm tra lại sự trung thành của họ với công ty trước.
Vậy nên trước khi lập kế hoạch về việc nhảy việc cho mình, bạn hãy xem xét lại một lần nữa lý do nào khiến bạn muốn nhảy việc, để chắc chắn rằng đây là quyết định đúng và bạn sẽ không hối hận với nó. Bạn muốn cải thiện mức lương, muốn có những thách thức mới, hay đơn giản là tìm cho mình một sự thay đổi trong cuộc sống? Dù với bất cứ lý do nào, việc suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động đều hết sức cần thiết nhé.
Điều cần thiết: Chuẩn bị chu đáo về mặt tài chính trước khi ra đi
Rất nhiều người tính chuyện nghỉ việc mà không suy xét kỹ họ sẽ lấy thu nhập từ đâu để trang trải trong thời gian chuyển đổi từ việc cũ sang việc mới. Họ không chắc hoặc thậm chí là không tìm hiểu xem giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu và liệu mình có đủ khả năng kinh tế hay không. Không phải lúc nào việc chuyển đổi cũng nhanh chóng, suôn sẻ, bạn có thể mất thời gian rất lâu để có được một công việc mới thích hợp hơn, và lúc này, có thể khoản dành dụm của bạn không còn đủ nữa.
Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu một cách nghiêm túc hoặc trao đổi với những người có kinh nghiệm trong ngành bạn đang muốn gia nhập để hiểu rõ những yêu cầu cần thiết về mặt tài chính trong những tháng làm quen với công việc mới. Nếu bạn chưa có chút vốn liếng nào, tốt nhất hãy đợi đến khi có thể tích lũy hoặc vay mượn được tự ai đó rồi hãy tính đến việc nghỉ nhé.
Nghỉ việc để làm chủ
Các bạn trẻ thường đắn đo với ý định có nên tự làm chủ hay không. Bởi với hành động này, họ sẽ hoàn toàn chủ động được về thời gian , có được quyền quyết định hoàn toàn cho công việc, hoặc đơn giản hơn : làm chủ nhanh giàu có hơn là nhảy việc nhiều lần nhưng vẫn với vị trí "làm thuê"...v..v
Hãy đặt cho mình câu hỏi, vì sao bạn muốn làm chủ một doanh nghiệp?
Lý do mong muốn làm chủ là một lý do chính đáng. Tuy nhiên hình như bạn đang chỉ nhìn thấy mặt tích cực của việc "làm chủ" của một ai đó, mà không thấy được con đường chông gai người ấy trải qua, có thể là 10 - 15 năm trước khi họ đạt được thành công ngày hôm nay.
Thế nên, nếu bạn thực sự có một niềm đam mê cháy bỏng về một sản phẩm, một dịch vụ, một lĩnh vực nào đó thì hãy nên bắt đầu. Có thể bạn sẽ phải chấp nhận làm việc không phải vì tiền, làm 24/24 giờ trong vòng 5 năm, 10 năm, chịu tất cả mọi trách nhiệm cho công việc kinh doanh của mình, hy sinh những lợi ích khác trong cuộc sống cá nhân.... tất cả vì niềm đam mê của mình, bạn hãy nghĩ đến việc chuyển sang "làm chủ"! Bởi không phải bất kỳ ai sinh ra cũng có thể làm chủ đâu, bạn nhé.
Tìm điểm dừng đúng lúc
Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ làm việc linh động và phù hợp với năng lực của mình… Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống hoặc tương tự như những điều kiện bạn đặt ra thì bạn nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó, bởi vì không phải lúc nào cơ hội tốt cũng tìm đến bạn.