Dân công sở đối mặt với hội chứng chán việc - Hiện nay, tình hình kinh tế đang khó khăn, vật giá leo thang, mức sống cao hơn, nhiều công ty giảm biên chế, giảm lương buộc những người ở lại gồng gánh thêm nhiều việc nhưng lương thì không có dấu hiệu khả quan. Chính vì vậy, rất nhiều người bị áp lực, trở nên mệt mỏi và muốn nghỉ việc.
Bạn bè gặp ai cũng than, nói chuyện với đồng nghiệp thì hầu như ai cũng nản. Mỗi người có một lý do riêng. Chán việc dường như đã trở thành một hội chứng trong thời gian gần đây.
Lý do mà nhiều người đưa ra nhất đó chính là áp lực công việc nặng nề và đồng lương được trả không xứng đáng với công sức bỏ ra.
Mỗi người có một lối suy nghĩ riêng, có nhiều người có công việc ổn định, mức lương cao nhưng lại than vãn vì không thăng tiến, công việc nhàm chán, không có động lực trong công việc.
Ngoài nhiều lý do công việc, thì các lý do như: chế độ, lương thưởng, môi trường làm việc, yếu tố con người,…cũng là lý do khiến nhân viên công sở chán ngán khi phải đi làm.
Sếp làm việc trực tiếp là một yếu tố quan trọng tác động vào tinh thần làm việc của nhân viên. Có nhiều người chán vì sếp khó tính, hay soi mói, khiến họ cảm thấy khó thở, ngột ngạt khi làm việc.
Với tình hình kinh tế khó khăn, đi công ty nào rồi cũng có những khó khăn riêng và để bắt đầu lại từ đầu thật sự không dễ dàng. Do đó, nhiều người đã quyết định nhảy việc mà không lường trước được những khó khăn trước mắt cũng như vỡ mộng và khó khăn lại càng khó khăn.
Trước tiên, nếu bạn đang chán công việc nhưng không còn cách nào khác là phải làm tiếp thì tốt nhất bạn phải cố gắng tìm động lực, động viên tinh thần để tránh đưa ra những quyết định không đúng lúc và mắc sai lầm sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Tiếp đó, nếu bạn không có năng lực và tự tin thật sự để ngảy việc thì tốt nhất bỏ thái độ đứng núi này trông núi nọ. Nhiều người hay nhìn vào công việc của người khác, chỉ thấy điểm tốt, bỏ qua điểm xấu và ước ao có được công việc đó và đâm ra chán nản công việc của mình hiện tại. Các bạn hãy cố gắng làm tốt công việc của mình, hoàn thành mọi yêu cầu và đôi khi nên tự nhủ với bản thân là mình đang có công việc tốt hơn rất nhiều người.
Bạn không nên nghĩ mình không có bước phát triển khi gắn bó với công ty mà nên nghĩ theo chiều hướng khác. Đó là tìm cơ hội thích hợp để phát triển riêng cho sự nghiệp của mình. Tích lũy kih nghiệm, tiền bạc, sức lực để xây dựng dự án cho riêng mình như: kinh doanh, buôn bán,…
Thay vì than vãn, chán nãn công việc thì bạn nên dành nhiều thời gian để thư giản, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi nhất để lấy lại tinh thần, tập trung hoàn thành tốt công việc.
Cuối cùng và quan trọng nhất, đó chính là học cách chấp nhận. Ai cũng có những ngày mệt mỏi, bế tắc riêng. Hãy chấp nhận sự thật là có lúc bạn không thể hoạt động hết 100% công suất, đừng để cảm giác tồi tệ, tác phong uể oải trong một vài phút giây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc của bạn về cuộc sống.
Các bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa đến quyết định các bạn nhé! Chúc các bạn sớm tìm lại tinh thần cho công việc của mình.
Xem thêm: