Hiện nay, tình trạng giới trẻ yêu nhanh cưới vội dường như đã trở thành xu thế, chính vì sự thiếu suy nghĩ chính chắn trước khi quyết định đã làm cho hôn nhân của họ trở nên dễ đổ vỡ hơn. Tất nhiên, với những cặp vợ chồng chưa có con thì việc ly hôn sẽ dễ dàng hơn, ngược lại nếu có con chung thì vấn đề con sẽ ở với ai, chu cấp như thế nào?... Và sẽ có 1001 vấn đề phát sinh trong quá trình ly hôn và nuôi con.
Có rất nhiều cặp vợ chồng ngoài việc dẫn nhau ra tòa ly dị còn phải ra tòa nhiều lần để hòa giải và thậm chí kiện tụng nhau về vấn đề tài sản, quyền lợi sau hôn nhân,… Có rất nhiều cặp vợ chồng không thỏa thuận được trong vấn đề nuôi dưỡng con và có trường hợp con đã được tòa chấp thuận nhưng sau khi ly hôn, chồng không chịu cấp dưỡng nuôi con. Khi gặp trường hợp này, bạn sẽ ứng xử ra sao?
Và để giải đáp một cách thỏa đáng về trường hợp này, giamcanantoan.com xin chia sẻ thông tin sau:
Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự hiện hành quy định: “Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”. Như vậy, để nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con, bạn phải thực hiện các công việc sau:
Làm đơn yêu cầu thi hành án:
Ở điều 31 Luật thi hành án dân sự quy định về Đơn yêu cầu thi hành án như sau:
Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ, trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có”.
Gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án được xác định như sau:
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn:
b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh...".
Đối với trường hợp của bạn, sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án.
Đó chính là những quy trình bạn cần làm và để giải quyết thỏa đáng bạn nên làm đơn càng sớm càng tốt nếu trong trường hợp không thương lượng được thì nên nhờ pháp luật can thiệp. Bạn không nên làm những việc trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình sau này.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Chúc các bạn luôn may mắn và hạnh phúc!
Xem thêm: