Như đã làm kế toán ở công ty gần 4 năm, nhưng công ty hầu như không có chính sách tăng lương. Mỗi lần cô đề xuất việc tăng lương đều bị sếp bảo đợi một thời gian nữa rồi gạt sang một bên. Thời gian này, Như ngờ ngợ mình đang bị sếp làm khó để nhân viên tự xin nghỉ.
Như đã làm kế toán ở công ty gần 4 năm, nhưng công ty hầu như không có chính sách tăng lương. Mỗi lần cô đề xuất việc tăng lương đều bị sếp bảo đợi một thời gian nữa rồi gạt sang một bên. Thời gian này, Như ngờ ngợ mình đang bị sếp làm khó để nhân viên tự xin nghỉ.
Như nhớ, từ những ngày đầu mình đến công ty này khi đây chỉ là một cửa hàng nhỏ, thậm chí cả nhận cô vào làm cũng chẳng có tấm hợp đồng lận lưng. Quy mô công ty cũng chỉ có vài người, ở giai đoạn khởi nghiệp. Lúc ấy cô từng có ý định chuyển công việc khác nhưng sếp nài nỉ mãi. Nhìn thấy người đàn ông này cũng là một người tận tâm và đầy nhiệt huyết, cô dần xuôi lòng, nán lại công ty thêm một thời gian xem phát triển ra sao.
Rồi thì cửa hàng nhanh chóng lên quy mô công ty. Thời gian đầu chỉ có vài người, Như vừa làm kế toán, vừa kiêm luôn phần thư ký chính cho sếp. Trong những buổi gặp khách hàng đều là một tay cô đi cùng sếp, tuy mệt, nhưng nhìn thấy thành quả mình từng chút một nỗ lực đi lên, cô cũng xem đấy như thành tựu của riêng mình. Hợp đồng đầu tiên giành được, Như vui biết bao nhiêu, dù chỉ có vài người nhưng quãng thời gian đó, cô chưa bao giờ cảm thấy lo lắng hay muộn phiền gì.
Rồi thì công ty dần phát triển, sau 3 năm, từ vài ba nhân viên nhỏ lẻ ban đầu nay đã lên đến vài mươi người. Sếp cũng có thư ký riêng, còn Như đảm nhiệm trưởng phòng kế toán. Gọi là trưởng phòng cho xôm, thế như phòng kế toán chỉ có mỗi mình cô và một cậu sinh viên thực tập bên dưới, mức lương vẫn bèo bọt như trước đây. Như nhiều lần đánh tiếng với sếp việc tăng lương. Cô không tiếc bỏ công bỏ sức vì công ty, nhưng với quy mô hiện nay, lại là kế toán, nắm giữ thu chi ra vào, cô nghĩ mình đề xuất tăng lương là hoàn toàn hợp lý. Ấy thế mà, sếp cứ lần lữa hết lần này đến lần khác.
Sang năm thứ 4, một câu cháu của sếp tốt nghiệp, được điều vào công ty làm. Thời gian đầu cậu ta việc gì cũng không thạo, sếp phải đích thân nhờ vả Như kèm cặp cậu ta nhiều một chút. Cô cũng chẳng từ nan, nhiệt tình chỉ bảo. Được một thời gian, cậu cháu này dần thành thạo công việc, Như cũng nghĩ đến công sức của mình, một lần nữa đề xuất tăng lương.
Thế nhưng lúc này, sếp Như lại lần lữa tiếp tục, hơn nữa anh ta cũng không còn giao nhiều trọng trách cho cô như trước. Tuy vẫn mang tiếng là kế toán trưởng, nhưng mọi công việc của Như dần bị sếp chuyển sang cho cậu cháu. Như thấy thế tuy cũng uất ức, nhưng chưa lên tiêng thì sếp đã đến trấn an, nào thì "cháu nó còn trẻ, tạo điều kiện cho nó cọ xát" , rồi thì "em cố gắng một thời gian, thu được công nợ anh sẽ lập tức thăng lương cho em". Những lời hứa Như nghe mãi cũng nhàm, nhưng điều thiết thực là tăng lương thì chẳng thấy đâu.
Rồi một hôm, tình cờ Như nghe được nhân viên phòng khác bàn chuyện rôm rả nhau. Thì ra sếp có ý định đưa cậu cháu lên chức trưởng phòng, còn định kéo dài thời gian để Như tự chán việc mà xin nghỉ. Không dừng lại ở đó, trong buổi họp giao ban với các trưởng phòng khác mà Như vắng mặt, anh ta còn nói xấu cô không ra gì, cho rằng cô tự cho mình là công thần, nên không để người khác vào mắt. Như nghe xong rất tức giận, lập tức nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ. Thế nhưng càng nghĩ, cô càng cảm thấy làm vậy khác nào để anh ta đạt được mục đích. Cô phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này mà cho anh ta một bài học được đây?