Có lẽ bạn không tin, nhưng theo một nghiên cứu mới đây nhất, phân công việc nhà chính là một trong những nguyên nhân chính gây hiềm khích giữa các cặp vợ chồng. Thế thì khi vợ chồng cãi nhau vì chia việc nhà, chúng ta phải làm thế nào để tình hình không trầm trọng hơn đây?
Coi cãi vã như chuyện “cơm bữa”
Việc nhà là việc mỗi ngày đều phải làm. Thế nhưng sau mỗi cuộc cãi vã, bạn cần tìm hướng giải quyết vấn đề triệt để thay vì buông xuôi và mặc kệ đối phương. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn coi chuyện cãi nhau giống như một chuyện rất đỗi bình thường của hai vợ chồng và chẳng có bất cứ điều gì đáng quan tâm. Nếu bạn có suy nghĩ này thì chứng tỏ bạn đang để hạnh phúc hôn nhân của mình đi vào ngõ cụt.
Cãi nhau không thật sự tệ như bạn tưởng mà là một trong những dấu hiệu cho thấy hai bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề. Khi còn tranh cãi tức là hai bạn còn muốn hướng đến những điều tốt đẹp cho hôn nhân, còn muốn dành sự quan tâm cho nhau.
Tìm cơ hội lên bảng phân chia việc nhà rõ ràng.
Để gia đình hạnh phúc, không có cách nào khác hơn là phân chia hợp lý việc nhà để cả hai cùng có điều kiện nghỉ ngơi, học hành, tiến bộ như nhau. Mặt khác, khi chồng chia sẻ việc nhà với vợ, anh ta sẽ thông cảm với vợ hơn. Không có người phụ nữ nào không thấy hạnh phúc khi chồng tự tay nấu nướng cho cả nhà cùng ăn, vì thấy mình được bình đẳng với chồng chứ không phải là "ô-sin" với "ông chủ".
Thế nên, trong vấn đề này, người vợ phải chủ động tìm cơ hội trao đổi với chồng. Có thể là trong tình huống cả hai vui vẻ. Hãy để anh ấy biết rằng công việc nhà cũng rất nặng nhọc, và người chồng cần phải san sẻ với vợ.
Chiến tranh lạnh
Sau khi cãi vã vì phân chia việc nhà, nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách chiến tranh lanh, thậm chí “cuộc chiến” này còn kinh khủng và kéo dài hơn nhiều so với cuộc tranh cãi trước đó.
Điều này không khó hiểu bởi sau khi cãi nhau, bạn muốn có khoảng lặng, có không gian riêng để suy nghĩ. Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ chung sống cùng với người ấy mà không giao tiếp hoặc không làm bất cứ điều gì nếu có liên quan đến đối phương. Điều này sẽ khiến chàng nghĩ rằng bạn đang tìm cách trả thù và dần dần anh ấy cũng có thể sẽ hành động như thế.
Cuộc chiến tranh lạnh không khoan nhượng này sẽ là đầu mối gây nên những vết rạn hôn nhân. Nếu ngay sau thời điểm cãi vã bạn muốn có không gian riêng của mình thì hãy chia sẻ với anh ấy rằng bạn cần thời gian để tĩnh tâm và cân bằng cuộc sống vợ chồng.
Thù dai
Bạn sẽ bị đánh giá là con người nhỏ nhen, hẹp hòi nếu bạn luôn “khắc cốt ghi tâm” từng từ khi tranh cãi. Cần hiểu rằng những lời nói khi ấy đôi khi không phải những lời nói đã được suy tính trước sau mà có thể chỉ là lời bộc phát.
Vậy nên bất cứ điều gì bạn và chàng thốt ra trong lúc nóng giận chỉ nên giữ nó trong phạm vi cuộc tranh cãi mà thôi, đừng nên vin vào đó để dằn vặt nhau.
Nếu những lời nói của đối phương khiến bạn bị tổn thương thì hãy cho anh ấy biết điều này. Nếu những lời nói đó khiến bạn chưa thể quên ngay được thì đừng nên nói chuyện trở lại với người ấy quá sớm vì có thể đây lại là “mồi châm” cho một cuộc tranh cãi mới và có thể cuộc tranh cãi này còn tệ hơn cuộc tranh cãi trước đó.
XEM THÊM: