Béo bụng là bởi do mỡ thừa tấn công bởi nguyên nhân do ít vận động không tiêu hao năng lượng làm cho lớp mỡ bụng dày và to lên qua từng ngày. Lý do bất hữu mà phần lớn đàn ông mắc phải là phần bụng bị giãn ra do uống nhiều chất có nồng độ cồn tạo điều kiện lý tưởng cho mỡ thừa tấn công.
Một khi bạn bị mỡ bụng tấn công không những làm cho thân hình của mình xấu đi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mắc các chứng bệnh như tim mạch, tăng quyết áp, và nguy hiểm hơn tỉ lệ đột tử cao gấp 4 lần người bình thường.
Chính vì thế, để có sắc vóc đẹp và muốn bảo vệ sức khỏe thì ngay hôm nay các bạn hãy hình thành cho mình lối sống lành mạnh. Hãy tìm cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc nếu không hãy rủ bạn bè cùng đến phòng tập gym. Đây là hình thức giảm cân đang rất thịnh hành bởi giới trẻ.
Có bao giờ bạn nghĩ đến liệu pháp tập gym giảm mỡ bụng mới cho nam! Trước tiên, muốn giảm được mỡ bụng hiệu quả thì bạn phải biết được phần bụng gồm mấy phần để tập sao cho đúng cách. Cần xác định phần mỡ bụng khu vực nào nhiều mỡ thừa nhất, phần bụng gồm: bụng trên, bụng giữa, bụng dưới.
Bài tập gập bụng
Với tư thế nằm thẳng người trên sàn, phần đầu lưng và mông áp sát mặt đất. Hai chân chống lên tạo cảm giác thoải mái, hai tay đan chéo vào nhau và đặt sau đầu. Từ từ nâng đầu và vai lên khỏi sàn sao cho lưng vẫn chạm đất, đồng thời hít sâu vào, sau đó hạ người về vị trí cũ và thở ra. Thực hiện nhiều lần khi nào phần cơ bụng mỏi là được.
Động tác giảm mỡ bụng giữa
Chống 2 tay và chống 2 chân sao cho lưng - mông - chân thẩng giữ yên trong 20-25s và thực hiện 3 lần như vậy. Khi tập quen thì giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt rất hữu ích cho quá trình giảm béo bụng.
Động tác giảm mỡ bụng dưới
Nằm ngửa, hai tay để dưới phần mông, hai chân co vuông góc, đá phần mông lên sau đó hít sâu bằng mũi và thở nhẹ bằng miệng. Những bạn có vòng 2 quá cỡ cứ tập từ từ một thời gian từ mức độ thấp rồi lên cao dần.
Động tác gập người giúp giảm mỡ bụng trên
Nằm ngửa thẳng người dưới sàn. 2 chân vuông góc mặt sàn nhà, tay ôm sau ót. Sau đó gập người xuống phía chân, lúc này chân giữ cố định không được di chuyển. Thực hiện động tác 30 lần hoặc hơn nếu bạn có sức bền tốt.